Tin tức

Tầm quan trọng của kính mắt trong học đường- Khám mắt uy tín 100%

Kính mắt không chỉ là công cụ giúp cải thiện thị lực mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là cơ quan giúp con người tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh với thị lực tốt. Đối với những học sinh có vấn đề về thị lực, kính mắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập. 

Xu hướng cận thị nhiều ở trẻ em 

Bác sĩ CKII Phan Hồng Mai – trưởng khoa khúc xạ, Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết trẻ em mắc bệnh cận thị ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt sau mùa dịch COVID-19, trẻ học online trên máy vi tính kéo dài, nhiều trẻ bị “nhốt” ở trong nhà và với những trẻ đã bị cận thì dễ tăng độ thêm.

WHO dự đoán 50% dân số trên thế giới sẽ bị cận vào năm 2050, riêng ở châu Á cận thị nhiều hơn do yếu tố chủng tộc, với 80-90% trẻ em châu Á sẽ bị cận thị.

Cận thị ở trẻ em ngày càng tăng

Cận thị là gì và có những triệu chứng ra sao?

Bệnh cận thị ngày càng trở nên phổ biến và có chiều hướng ngày càng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Nguyên nhân khiến nhiều người bị cận thị là do ngồi học, làm việc sai tư thế (mắt cúi gằm xuống bàn hoặc tiếp xúc gần với màn hình máy tính), thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài hoặc do di truyền.

Khi cận thị người bệnh sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật thể ở mọi khoảng cách khác nhau. Một người được cho là bị cận khi có các triệu chứng điển hình sau:

– Thị lực mờ: Đây là triệu chứng cơ bản và phổ biến nhất của cận thị. Người bệnh sẽ khó nhìn rõ các vật ở xa.

– Đau nhức đầu do mắt phải làm việc nhiều hơn để cố gắng, đau nhức có thể xảy ra sau khi làm việc gần mắt hay nhìn xa trong thời gian dài.

– Mỏi mắt, khó chịu, đau rát hay chảy nước mắt. Điều này lâu ngày sẽ dẫn đến khô mắt, viêm kết mạc hay giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

– Nháy mắt quá mức: Đây là một phản ứng tự nhiên của mắt để giữ ẩm và loại bỏ các chất bẩn. Nháy mắt quá mức có thể làm giảm tầm nhìn và gây khó chịu cho người bệnh.

– Trẻ em hay dụi mắt

Các triệu chứng của cận thị

Các yếu tố gây nên cận thị 

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cận thị, như:

Di truyền: Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị cận thị thì con sinh ra có khả năng cao bị cận thị. Cận thị thường bắt đầu từ tuổi thanh thiếu niên và tiếp tục tiến triển đến đầu tuổi 20.

Hoạt động gần mắt: Nếu làm việc gần mắt nhiều, như đọc sách, viết, hay sử dụng máy tính thì nguy cơ cận thị sẽ tăng cao. Ngoài ra, những người bắt đầu học tập sớm hay tiếp xúc với hoạt động gần mắt từ khi còn nhỏ cũng có nguy cơ cận thị cao hơn.

Thời gian ở ngoài trời: Những người ở trong nhà nhiều hơn và ít ra ngoài trời có nguy cơ cao bị cận thị. Thời gian hoạt động ngoài trời được cho là có tác dụng bảo vệ khỏi cận thị, có thể do ánh sáng tự nhiên hay hoạt động vận động. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em ở ngoài trời nhiều hơn ít bị cận thị hơn so với trẻ em ở trong nhà nhiều.

Các yếu tố khác: Nguyên nhân mắc phải thường do quá trình học tập, làm việc và các thói quen sử dụng không hợp lý như:

  • Không có sự phân phối hợp lý giữa nhìn gần và nhìn xa;
  • Thời gian nhìn gần quá nhiều khiến mắt phải điều tiết liên tục như: đọc sách, chơi điện tử, điện thoại, Ipad, xem ti vi, sử dụng vi tính không hợp lý;
  • Tư thế ngồi sai: cúi quá gần, điều kiện ánh sáng thiếu, kích thước bàn ghế không phù hợp…
Các yếu tố gây nên cận thị

Hiện nay ngày càng có nhiều trẻ em bị cận thị

Trẻ nhỏ là một trong các đối tượng dễ bị cận thị nhất và thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt là chủ yếu, một phần là do bẩm sinh. Vì vậy các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi con em mình có những biểu hiện sau đây:

  • Khi đọc bài, trẻ phải dùng ngón tay để dò chữ hoặc đọc nhảy;
  • Khi xem tivi phải nhìn sát vào màn hình mới thấy rõ nét được các hình ảnh;
  • Trẻ thường xuyên cúi gằm hoặc ghé sát mắt vào mặt giấy để viết  hay đọc sách;
  • Trẻ có thói quen dụi mắt hoặc nheo mắt để nhìn ra xa;
  • Hay chói mắt và sợ ánh sáng mạnh;
  • Ở trên lớp trẻ phải ngồi ở vị trí gần bảng thì mới thấy được rõ chữ.
Hiện nay trẻ em bị cận nhiều

Phân loại cận thị

Cận thị đơn thuần (Simple Myopia)

Đây là loại cận thị phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học, từ 10 đến 18 tuổi. Người bị cận đơn thuần thường có độ cận dưới 6 diop và thường đi kèm với loạn thị. Nguyên nhân cận đơn thuần do thường xuyên làm việc trong khoảng cách gần ,nơi làm việc-học tập thiếu ánh sáng hoặc cường độ ánh sáng yếu . Cận thị đơn thuần thường do chế độ làm việc và di truyền. Bệnh có xu hướng phát triển trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.

Cận thị đơn thuần

Cận thị thứ phát (Induced Myopia Or Acquired Myopia)

Nguyên nhân là do sơ hóa thủy tinh thể (nuclear sclerosis), do tác dụng phụ khi tiếp xúc với một số thuốc kê đơn, do đường huyết tăng cao (bệnh tiểu đường) và một số nguyên nhân khác.

Cận thị thứ phát

Cận thị giả (Pseudo Myopia)

Xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết, các cơ thể mi phụ trách chỉnh khả năng điều tiết bị co quắp, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời. Biểu hiện của cận thị giả cũng giống như cận thị bình thường, tuy nhiên mắt sẽ hồi phục tầm nhìn sau một thời gian nghỉ ngơi.

Cận thị giả

Cận thị thoái hóa (Degenerative Myopia Or Pathological Myopia)

– Đây là loại cận thị nặng nhất, người bệnh thường có độ cận trên 6 diop kèm theo thoái hóa võng mạc thuộc bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, khiến độ cận liên tục tăng, tình trạng cận ngày một nặng hơn.

– Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời, gây các bệnh như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh loại này là khá hiếm và thường phát triển khi còn nhỏ, vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để kịp thời phát hiện cận thị học đường và điều trị.

Cận thị thoái hóa

Chẩn đoán và điều trị cận thị

Để chẩn đoán cận thị, người bệnh cần phải đi khám mắt ở các bệnh viện uy tín. Đến đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các bước như:

  • Kiểm tra thị lực bằng che một mắt và làm việc với mắt còn lại, sau đó đổi ngược lại để đọc các chữ cái hoặc ký hiệu có kích thước khác nhau trên một bảng.
  • Kiểm tra khúc xạ.
  • Kiểm tra sức khỏe: Bác sĩ sẽ dùng ánh sáng và các thiết bị đặc biệt để kiểm tra phản ứng của đồng tử, chuyển động của mắt, tầm nhìn ngoại vi, áp suất trong mắt và tình trạng của giác mạc, đồng tử, ống kính và mi mắt.
  • Kiểm tra nội mắt: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống kính có ánh sáng để kiểm tra tình trạng của võng mạc và dây thần kinh thị giác. Bác sĩ có thể nhỏ thuốc giãn tròng để có thể nhìn rõ hơn nội mắt. Sau khi nhỏ thuốc, mắt của người bệnh sẽ nhạy cảm với ánh sáng trong vài giờ nên sẽ cần đeo kính râm để bảo vệ mắt.
  • Các phương pháp để điều trị cận thị hiện nay bao gồm: Đeo kính có gọng, áp tròng (lens). Kính áp tròng cho bạn tầm nhìn rộng hơn và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, cần chú ý đến vệ sinh và bảo quản kính áp tròng để tránh nhiễm trùng hay viêm. Phẫu thuật mắt (lasek, lasik, prk, smile…).
Chẩn đoán và điều trị cận thị

Biện pháp phòng ngừa cận thị

Cận thị tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt. Do đó, cần chủ động chăm sóc, bảo vệ đôi mắt bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cận thị mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Dành thời gian ra ngoài trời: Nên dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày để ra ngoài trời, đặc biệt là khi còn nhỏ. Đừng quên đeo kính râm và bôi kem chống nắng để bảo vệ mắt và da.

Nghỉ ngơi khi làm việc gần mắt: Những người làm việc gần mắt nhiều, như đọc sách, viết, hay sử dụng máy tính, dân văn phòng sẽ có khả năng cao bị cận thị. Vì thế hãy nghỉ ngơi mắt sau mỗi 20 phút làm việc. Chú ý giữ khoảng cách an toàn giữa mắt và vật làm việc, khoảng 30-40 cm.

Ăn uống lành mạnh: Nên ăn nhiều rau quả, đặc biệt là những loại giàu vitamin A, C và E. Bên cạnh đó, cần bổ sung axit béo omega-3. Những thực phẩm này có ở carot, cam, cá hồi, các loại hạt… như thế sẽ có thể giúp bảo vệ mắt khỏi các tổn thương và giảm thiểu nguy cơ cận thị.

Nên đi khám mắt định kỳ: 6 tháng/lần, nhất là với những người đã mắc các tật khúc xạ. Đừng để khi có những dấu hiệu nghiêm trọng mới tìm đến bác sĩ.

Cải thiện môi trường học tập, làm việc: đủ ánh sáng, điều chỉnh khoảng cách tầm 50-60cm khi đọc sách hoặc khi sử dụng các thiết bị điện tử.

Biện pháp phòng ngừa cận thị

– Với trẻ nhỏ, cần tập cho con ngồi học đúng tư thế, kiểm soát thời gian trẻ sử dụng thiết bị thông minh. Tư thế ngồi học thẳng lưng, hai chân khép để trên nền nhà, đầu cúi 10 – 15 độ. Bên cạnh thời gian học tập nên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời.

Xem thêm: Kính mắt và thời trang hot nhất 2024

Cận thị có chữa được không?

– Cận thị có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để phẫu thuật tật khúc xạ. Vì vậy phương pháp điều trị cận thị tối ưu nhất là đeo kính gọng hoặc ortho-k (kính áp tròng đêm ) 

– Với những trẻ bị cận thị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ (3-6 tháng /1 lần) để kiểm tra tiến triển của tật cận thị, thay kính kịp thời để giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc không thay định kỳ sẽ khiến thị lực của trẻ giảm sút, đeo sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, độ cận tăng nhanh hơn. Một số phương pháp điều trị cận thị hiện nay gồm:

Đeo kính gọng

– Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường sử dụng thấu kính phân kỳ. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng như: Ít tham gia được các hoạt động thể thao mạnh, tầm nhìn bị mờ khi trời mưa.

– Thêm vào đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để và chỉ có thể sử dụng được trong một thời gian nhất định, phải thay mới khi độ cận tăng.

Đeo kính có gọng

Đeo kính áp tròng

Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm là thẩm mỹ cao, nhược điểm là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô. Ngoài ra, kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm. Bệnh nhân phải thay khi hết hạn sử dụng và chi phí mỗi lần thay tương đối cao.

Đeo kính áp tròng

Xem thêm: Chiết Suất Tròng Kính Tốt Nhất Cho Tầm Nhìn Hoàn Hảo

Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho K

Phương pháp này sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật. Ortho K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ cận thị.

Thêm vào đó, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, chỉ có tác dụng tạm thời, giá Ortho K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm.

Chỉnh hình giác mạc tạm thời

Phẫu thuật tật khúc xạ, phakic và thay thủy tinh thể 

– Ưu điểm là hiệu quả đem lại tốt, độ an toàn cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn và có thể điều trị triệt để tật khúc xạ. Tuy nhiên giá cả phẫu thuật còn cao và nhiều người còn e ngại đối với việc động “dao kéo” ở vùng nhạy cảm.

– Phương pháp này còn gọi là đặt kính nội nhãn, thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm là có nguy cơ tăng nhãn áp, có khả năng viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ.

– Phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao, không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.

Phẫu thuật tật khúc xạ, phakic và thay thủy tinh thể

Khám mắt, cắt kính ở đâu uy tín 

– Khi nói đến việc khám mắt tại Kính mắt Hoàng Long địa chỉ uy tín nhất Hà Nội, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và hiện đại nhất. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị y tế tiên tiến, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những dịch vụ khám chất lượng, từ khám chuyên sâu đến tư vấn và đo đạc kính mắt một cách tỉ mỉ và chính xác nhất.

– Hơn nữa, với không gian thoải mái và thân thiện, Kính mắt Hoàng Long luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn, giúp bạn có được sự lựa chọn kính phù hợp và đảm bảo sức khỏe mắt lâu dài. Hãy đến và trải nghiệm dịch vụ khám mắt tại Hoàng Long để cảm nhận sự khác biệt và sự tin tưởng từ khách hàng đã trải qua.

Kết luận 

Các bài viết trên đây đã chỉ ra rằng việc khám mắt định kỳ và sớm khi có dấu hiệu cận thị là rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thị lực. Bằng cách tìm hiểu và thực hiện những bước đơn giản như kiểm tra thường xuyên và bảo vệ mắt một cách toàn diện, bạn có thể giữ cho mắt khỏe mạnh và sáng sủa suốt cả đời.

Ngoài ra, việc chọn lựa một địa chỉ khám mắt uy tín và có kinh nghiệm như Hoàng Long sẽ giúp bạn an tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe mắt của mình.

 

 

Các tin liên quan