Dấu hiệu bị cận thị có dễ nhận biết hay không? Thành thật mà nói không riêng gì cận thị mà các tật khúc xạ khác đều vậy… Thời gian đầu biểu hiện còn nhẹ và chưa rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Để rồi sau đó tầm nhìn ngày càng mờ nhòe, đến bệnh viện đo khám thì nhận kết quả cận 3 – 4 độ ngay trong lần đầu đo mắt. Quá bất ngờ phải không nào?
Vậy làm sao để biết mắt có bị cận hay không? Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất. Test nhanh để biết mình có nguy cơ bị cận hay không nhé!
Dấu hiệu của cận thị nhẹ bắt đầu từ việc mắt nhìn mờ nhòe
Có thể nói, nhìn mờ là triệu chứng phổ biến khi mắt bị cận thị nói riêng và tật khúc xạ nói chung. Riêng với người bị cận thị, họ sẽ gặp khó khăn khi nhìn xa, thấy rõ khi nhìn gần. Độ cận càng cao, tầm nhìn xa càng bị hạn chế. Nếu đạt ngưỡng cận 40 – 50 độ thì mắt chỉ nhìn thấy vật trong khoảng cách vài cm. Điều này thật chẳng khác nào bị mù cả.
Đối với trẻ em, nhất là các bé ở độ tuổi mẫu giáo – tiểu học thì nhận thức về chăm sóc mắt còn hạn chế. Lúc này phụ huynh nên quan tâm bé nhiều hơn và ngay lập tức đưa con đi đo mắt nếu nhận thấy mắt bé có vấn đề. Ví dụ: bé thường xuyên cầm đồ vật hoặc sách vở để gần mắt… Vậy thì nhiều khả năng đã có dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em. Đưa bé đi kiểm tra mắt càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.
Đối với người lớn, hãy chủ động đo khám mắt ngay khi nhận thấy mắt có dấu hiệu bất ổn. Có lẽ nhiều người đã từng nhầm lẫn dấu hiệu của cận thị giả và cận thật. Từ đó xem nhẹ việc khám mắt vì cho rằng do mắt mệt mỏi do làm việc quá lâu. Thế nhưng, cẩn thận một chút là việc nên làm. Đừng chủ quan để tránh hối hận về sau nhé!
Muốn nhìn rõ phải nheo hoặc nhắm một bên mắt
Một biểu hiện khác cũng dễ phát hiện đó làm muốn nhìn rõ phải nheo hoặc nhắm 1 bên mắt. Về nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu bị cận 1 mắt, độ cận hai bên chênh lệch… Lúc này mắt phải nhắm bên có thị lực yếu để tập trung và bên mắt còn lại nhằm giúp nhìn rõ hơn.
Hành động này lặp lại nhiều lần sẽ gây ra cảm giác: nhức đầu, mỏi mắt, hay dụi mắt, chảy nước mắt… Càng để lâu càng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Như nhược thị chẳng hạn.
Khó nhìn khi lái xe là dấu hiệu của cận thị ở người lớn
Dấu hiệu của cận thị nặng khiến bạn khó tập trung lái xe đã đành – Ngay cả khi cận thị nhẹ thì việc lái xe không đeo kính, nhất là vào ban đêm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thường gặp nhất chính là: mắt bị lóa bởi ánh đèn đường, khó phân biệt màu sắc đèn giao thông… Vậy nên, nếu thấy giảm thị lực vào ban đêm, khó thấy đồ vật ở nơi thiếu sáng… Tốt nhất nên sắp xếp thời gian để kiểm tra mắt.
Ngoài những dấu hiệu bị cận thị như trên, người bị cận đôi khi còn nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sinh hoạt trong không gian có nguồn ánh sáng mạnh sẽ cảm thấy hơi tức mắt. Nặng hơn thì có khi còn bị đau đầu, buồn nôn…
Tất nhiên! Dấu hiệu nhận biết phần nhiều mang tính chất phán đoán. Thế nên không thể dựa vào đó để kết luận mắt cận hay không. Nếu bạn thắc mắc làm sao để biết mắt bị cận bao nhiêu độ? Vậy thì chỉ còn cách phải đến bệnh viện, phòng khám, cửa hàng kính chuyên nghiệp để đo mắt. Với quy trình chuẩn, thiết bị hiện đại và được hướng dẫn bởi chuyên gia khúc xạ… Rõ ràng sẽ cho kết quả chính xác hơn, giúp bạn hiểu rõ tình trạng mắt để xử lý kịp thời.