Contents
Cận thị, một vấn đề thị lực ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt ở giới trẻ. Việc lựa chọn một chiếc kính cận phù hợp không chỉ giúp bạn nhìn rõ hơn mà còn mang đến sự thoải mái và tự tin. Tuy nhiên, với vô vàn mẫu mã, kiểu dáng và loại tròng kính trên thị trường, việc đưa ra quyết định đúng đắn có thể khiến bạn băn khoăn.
Cận thị là gì?
Cận thị là tật khúc xạ mà người bệnh chỉ có thể nhìn rõ vật ở gần mà không nhìn rõ được vật ở xa, độ cận càng cao khả năng nhìn xa sẽ càng giảm đi.
So sánh với mắt của người bình thường, mắt cận thị sẽ có thay đổi về điểm cực cận và cực viễn. Cụ thể:
- Đối với người bình thường: Hình ảnh của một vật thể trước tiên sẽ được hội tụ trên võng mạc sau khi chúng phản chiếu qua giác mạc và thủy tinh thể. Quá trình này kết thúc sẽ chuyển tín hiệu tới não bộ, hệ thần kinh thị giác giúp tạo nên hình ảnh vật thể đó.
- Đối với người cận thị: Hình ảnh của một vật thể sẽ không hội tụ tại võng mạc mà sẽ hội tụ ở trước võng mạc.
Chính vì vậy, người bị cận thị sẽ chỉ nhìn thấy các vật ở gần, còn đối với các vật ở xa sẽ khó nhìn thấy.
Mức độ cận thị
Độ cận thị hay đi-ốp là thông số giúp xác định mức độ cận thị của mắt. Cận thị được chia ra làm 3 mức độ, cụ thể:
- Cận thị nhẹ: Dưới -3.00 đi-ốp
- Cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6.00 đi-ốp
- Cận thị nặng: Trên -6.00 đi-ốp
Xác định mức độ cận thị sẽ giúp bạn tìm được những biện pháp điều trị phù hợp nhất với mắt. Dù ở mức độ nào bạn cũng cần phải theo dõi và kiểm soát độ cận để tránh tăng độ nhanh chóng theo chiều hướng xấu đi sẽ gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
Phân loại cận thị
Cận thị đơn thuần : Đây là loại cận thị phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học, từ 10 đến 18 tuổi. Người bị cận đơn thuần thường có độ cận dưới 6 diop và thường đi kèm với loạn thị. Nguyên nhân cận đơn thuần do mắt thường xuyên làm việc trong khoảng cách gần ,nơi làm việc-học tập thiếu ánh sáng hoặc cường độ ánh sáng yếu . Cận thị đơn thuần thường do chế độ làm việc và di truyền. Bệnh có xu hướng phát triển trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.
Cận thị thứ phát: Nguyên nhân là do xơ hóa thủy tinh thể, do tác dụng phụ khi tiếp xúc với một số thuốc kê đơn, do đường huyết tăng cao (bệnh tiểu đường) và một số nguyên nhân khác.
Cận thị giả : Xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết, các cơ thể mi phụ trách chỉnh khả năng điều tiết của mắt bị co quắp, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời. Biểu hiện của cận thị giả cũng giống như cận thị bình thường, tuy nhiên mắt sẽ hồi phục tầm nhìn sau một thời gian nghỉ ngơi.
Cận thị thoái hóa: Đây là loại cận thị nặng nhất, người bệnh thường có độ cận trên 6 diop kèm theo thoái hóa võng mạc thuộc bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, khiến độ cận liên tục tăng, tình trạng cận ngày một nặng hơn.
Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời, gây các bệnh như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mắt. Tuy nhiên, bệnh loại này là khá hiếm và thường phát triển khi còn nhỏ.
Dấu hiệu bị cận thị
Nhìn mờ các vật ở xa
Nhìn mờ khi nhìn các vật ở xa là dấu hiệu của cận thị đặc trưng và phổ biến nhất. Người bị cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng gặp khó khăn khi nhìn những vật ở xa. Ví dụ, một người trưởng thành bị cận thị có thể không nhận ra các biển báo trên đường cho đến khi biển báo đó chỉ còn cách họ vài bước chân.
Đối với trẻ em, bạn có thể nhận thấy trẻ cũng gặp khó khăn khi nhìn ở khoảng cách xa. Trẻ dường như không thể nhận biết được các vật thể ở xa, cần phải thường xuyên cầm đồ vật ở gần mắt. Trẻ trong độ tuổi đến trường thì cần ngồi gần tivi, cúi sát mặt xuống sách hoặc ngồi bàn đầu trong lớp học mới nhìn rõ được.
Cần phải nheo hoặc nhắm một bên mắt để nhìn rõ
Một dấu hiệu của cận thị nhẹ khác là nheo mắt hoặc nhắm một bên mắt để nhìn rõ hơn. Nguyên nhân là do độ cận của mỗi mắt thường sẽ không giống nhau. Trẻ buộc phải nheo mắt hay nhắm một bên mắt bị mờ để tập trung nhìn rõ hơn mọi vật xung quanh.
Mỏi mắt là dấu hiệu của cận thị
Dấu hiệu bị cận thị là trẻ phải liên tục điều chỉnh cơ mắt để nỗ lực nhìn những vật ở xa. Điều này khiến cơ mắt phải làm việc và hoạt động nhiều, dẫn đến mỏi mắt. Mỏi mắt khiến trẻ phải nháy mắt liên tục; cũng có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mắt, ngứa hoặc khô mắt.
Nhức đầu
Nhức đầu cũng là một dấu hiệu của cận thị mà rất nhiều người dễ bỏ qua. Nếu trẻ hay than phiền về những cơn nhức đầu thường xuyên thì bạn đừng nên xem thường. Bởi nhức đầu đôi khi lại là hậu quả của việc căng mắt lâu ngày mà nguyên nhân thường gặp là do cận thị. Tuy nhiên, nhức đầu cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Hãy theo dõi cơn đau đầu của trẻ, nếu nó vẫn kéo dài thì hãy thăm khám càng sớm càng tốt.
Dụi mắt thường xuyên
Nếu trẻ còn quá nhỏ và không thể nói cho bạn biết về cơn nhức đầu hoặc các triệu chứng khác thì dụi mắt lại là dấu hiệu của cận thị dễ nhận biết hơn cả. Dụi mắt có thể là do khó chịu hoặc bị mỏi mắt khi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài. Hãy giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử để xem liệu triệu chứng này có được cải thiện hay không. Nếu bạn vẫn thấy trẻ dụi mắt, hãy hẹn khám để đánh giá thị lực.
Nguyên nhân dẫn đến cận thị
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải chứng cận thị. Theo thống kê, đa số nguyên nhân đều xuất phát từ 2 yếu tố:
- Di truyền: bố mẹ cùng mắc cận thị con sinh ra có nguy cơ bị di truyền cao, còn bố hoặc mẹ mắc cận thị thì tỷ lệ này thấp hơn.
- Thói quen sống: Làm việc, học tập, sinh hoạt trong điều kiện thiếu ánh sáng, không đủ khoảng cách; lười vận động.
- Sử dụng thiết bị điện tử: Điện thoại, máy tính, máy tính bảng… là những “thủ phạm” chính khiến mắt phải làm việc quá sức.
- Ít hoạt động ngoài trời: Ánh nắng mặt trời giúp làm chậm sự phát triển của nhãn cầu, giảm nguy cơ cận thị.
- Chế độ dinh dưỡng: Thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt cũng có thể góp phần gây cận thị.
- Tăng trưởng của nhãn cầu: Nhãn cầu phát triển quá dài so với độ cong của giác mạc và thể thủy tinh.
- Độ cong của giác mạc: Giác mạc quá cong khiến ánh sáng hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc.
- Một số bệnh lý: Một số bệnh về mắt hoặc các bệnh lý toàn thân cũng có thể gây ra cận thị.
Tỷ lệ người mắc cận thị ở Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 39% dân số. Trong đó, có hơn 2 triệu trẻ em độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi. Tỷ lệ trẻ em mắc cận thị ở thành phố cao gấp 3 lần khu vực nông thôn.
Cận thị có chữa được không?
Cận thị có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật mắt. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để phẫu thuật tật khúc xạ. Vì vậy phương pháp điều trị cận thị tối ưu nhất là đeo kính gọng hoặc kính ortho-k (kính áp tròng đêm )
Với những trẻ bị cận thị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ (3-6 tháng /1 lần) để kiểm tra tiến triển của tật cận thị, thay kính kịp thời để giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc không thay kính định kỳ sẽ khiến thị lực của trẻ giảm sút, đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, độ cận tăng nhanh hơn.
Xem thêm: Tầm quan trọng của kính mắt trong học đường- Khám mắt uy tín 100%
Một số biện pháp giúp hạn chế cận thị
Đeo kính gọng
Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường sử dụng thấu kính phân kì. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng như: Ít tham gia được các hoạt động thể thao mạnh, tầm nhìn bị mờ khi trời mưa. Thêm vào đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để và chỉ có thể sử dụng được trong một thời gian nhất định, phải thay kính mới khi độ cận tăng.
Đeo kính áp tròng
Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của kính áp tròng là thẩm mỹ cao, nhược điểm là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô. Ngoài ra, kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm mắt. Bệnh nhân phải thay kính khi hết hạn sử dụng và chi phí mỗi lần thay kính tương đối cao.
Xem thêm: Chiết Suất Tròng Kính Tốt Nhất Cho Tầm Nhìn Hoàn Hảo
Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho K
Phương pháp này sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật. Ortho K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ cận thị. Thêm vào đó, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, chỉ có tác dụng tạm thời, giá kính Ortho K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm mắt.
Phẫu thuật tật khúc xạ
Ưu điểm là hiệu quả đem lại tốt, độ an toàn cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn và có thể điều trị triệt để tật khúc xạ. Tuy nhiên giá cả phẫu thuật còn cao và nhiều người còn e ngại đối với việc động “dao kéo” ở vùng mắt.
Phẫu thuật Phakic
Phương pháp này còn gọi là đặt kính nội nhãn, thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm là có nguy cơ tăng nhãn áp, có khả năng viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể
Phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao, không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.
Xem thêm: Kính Mắt Bền Đẹp: 3 Bí Quyết Sử Dụng Và Bảo Quản Đúng Cách
Chọn kính phù hợp cho người bị cận
Thực tế, chọn kính cận phải dựa vào nhiều yếu tố. Bên cạnh vấn đề giá cả, người dùng phải xác định được tính năng kính có đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng hay không? Nếu chỉ mua kính vì giá rẻ, nhiều khả năng bạn sẽ ân hận.
Khi chọn kính cận, bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau:
- Độ cận là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng hình ảnh khi nhìn qua kính.
- Loại tròng kính cũng rất đa dạng, từ tròng kính thường đến tròng kính chống lóa, tròng kính đổi màu…
- Gọng kính không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự thoải mái khi đeo.
- Khoảng cách giữa hai đồng tử cũng cần được đo chính xác để đảm bảo kính vừa vặn và cho hình ảnh rõ nét.
Chọn kính tốt cho người cận thị
Cận nặng hay cận nhẹ gì cũng vậy, khi chọn mua kính đều phải thận trọng. Về cơ bản, kính cận gồm 2 phần riêng biệt là: gọng kính cận nữ/nam và tròng kính cận. Nếu gọng kính có thể mua theo ý thích thì tròng kính cận không được như vậy. Bởi lẽ tính năng và chất lượng tròng kính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đôi mắt. Nếu mua nhầm kính thì hậu quả khó lường.
Nếu tìm hiểu sâu hơn về kính mắt, bạn sẽ thấy những cảnh báo này đều chính xác. Việc sử dụng kính cận không phù hợp, chất lượng kém sẽ khiến bạn vừa mất tiền oan vừa gây hại mắt. Nhẹ thì khiến người dùng hoa mắt, chóng mặt, mắt nhức mỏi… Nặng thì làm mắt tăng độ, cận nặng hơn và có nguy cơ bị nhược thị, mất thị lực vĩnh viễn.
Khám mắt ở đâu uy tín
Kính Mắt Hoàng Long nổi bật với dịch vụ khám mắt chất lượng cao, giúp bạn bảo vệ sức khỏe đôi mắt một cách hiệu quả. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ khám mắt uy tín, chính xác và toàn diện.
Tại Kính Mắt Hoàng Long, bạn sẽ được kiểm tra mắt từ cơ bản đến chuyên sâu, bao gồm đo thị lực, kiểm tra độ cận, và đánh giá sức khỏe mắt tổng quát. Đặc biệt, chúng tôi áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để phát hiện sớm các vấn đề về mắt, giúp bạn nhận được những phương án điều trị kịp thời và hiệu quả.
Kết luận
Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho đôi mắt. Để bảo vệ thị lực và phát hiện sớm các vấn đề về mắt, việc khám mắt định kỳ là vô cùng quan trọng. Hãy đến ngay Kính mắt Hoàng Long để được khám mắt và tư vấn về các giải pháp khắc phục. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn dịch vụ tốt nhất.
- Liên hệ: Kính mắt Hoàng Long – CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU KÍNH MẮT UY TÍN NHẤT HÀ NỘI
- Hotline: 035.9697.988/0975.655.996
- Website: https://kinhmatdonghohoanglong.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/hoanglongwatches/?locale=vi_VN