Tin tức

Những sai lầm thường mắc phải khi đeo mắt kính và cách khắc phục.

Bạn có đeo mắt kính sai cách không? Mỗi ngày, hàng triệu người trên thế giới đeo kính để cải thiện thị lực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đeo kính đúng cách. Nhiều thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đôi mắt của bạn. Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm thường gặp khi đeo kính và cách khắc phục. 

Mắt kính là gì? 

Mắt kính là một công cụ được sử dụng để cải thiện thị lực hoặc bảo vệ mắt. Chúng có thể bao gồm các loại như kính cận, kính loạn thị, kính râm và kính bảo vệ, với nhiều kiểu dáng và chức năng khác nhau. Thông thường, người ta sử dụng kính mắt để chữa các tật khúc xạ như cận thị và viễn thị. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là món phụ kiện thời trang thể hiện cá tính và phong cách của mỗi người.

Cấu tạo của mắt kính

Cấu tạo của kính mắt gồm 3 phần chính: Gọng và tròng, giá đỡ.

Gọng kính làm bằng kim loại hoặc plastic (cứng hoặc dẻo), phần cuối được uốn cong để lên vành tai, gần hai tròng có hai miếng đệm cao su (hoặc nhựa), để gác lên hai sống mũi.

Tròng kính được làm bằng plastic cứng thay cho thủy tinh được sử dụng trước đó. Plastic có các đặc tính tốt hơn thủy tinh như tránh nguy hiểm do các mảnh vỡ, xác định được độ chính xác hơn (cho các tật khúc xạ), với tiêu chuẩn tốt hơn hầu hết các loại thủy tinh. Nhẹ hơn tròng bằng thủy tinh, có thể làm cho tròng kính mỏng hơn tùy kỹ thuật.

Tròng kính có nhiều loại khác nhau như: Loại chống tia cực tím (tia UV), loại chống trầy xước và loại kính có cả hai đặc tính trên. Tròng kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và gọng được siết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai con đinh vít.

Những sai lầm thường mắc phải khi đeo mắt kính
Cấu tạo của kính mắt

Xem thêm: Sự thật bất ngờ về kính mắt mà có thể bạn chưa từng biết

Công dụng của các loại kính? 

Kính cận

Kính cận là loại kính được thiết kế để giúp người bị cận thị nhìn rõ hơn. Cận thị là tình trạng khi mắt không thể nhìn rõ các vật ở xa mà chỉ thấy rõ các vật gần. Khi một người bị cận thị, hình ảnh của các vật thể sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc như mắt thường. Điều này khiến cho người cận thị nhìn các vật ở xa sẽ mờ nhạt.

Thấu kính phân kỳ: Kính cận sử dụng thấu kính phân kỳ (kính lồi) để điều chỉnh tia sáng vào mắt. Điều này giúp ánh sáng hội tụ đúng trên võng mạc, thay vì trước võng mạc, giúp cải thiện khả năng nhìn xa.

Công suất điều chỉnh: Thấu kính của kính cận có độ cong cụ thể để bù đắp cho mức độ cận thị của người sử dụng. Độ mạnh của thấu kính được đo bằng đơn vị diop (D).

Chất liệu thấu kính: Thấu kính có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, như thủy tinh, nhựa, hoặc polycarbonate, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng.

Thiết kế và kiểu dáng: Kính cận có thể có nhiều kiểu dáng và thiết kế khác nhau để phù hợp với phong cách cá nhân và nhu cầu của người sử dụng.

Ứng dụng: Kính cận giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị cận thị bằng cách làm cho việc đọc sách, xem TV, lái xe và các hoạt động khác trở nên dễ dàng hơn.

Kính cận

Xem thêm: Tầm quan trọng của kính mắt trong học đường- Khám mắt uy tín 100%

Kính râm

Kính râm là loại kính được thiết kế để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời chói mắt và tia UV có hại. 

Bảo vệ mắt khỏi tia UV: Kính râm giúp bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím (UV) có hại từ mặt trời, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Giảm chói sáng: Kính râm giúp giảm ánh sáng chói, đặc biệt là khi lái xe, đi ngoài trời nắng, hoặc trong các tình huống có ánh sáng mạnh. Điều này giúp mắt không bị mỏi và cải thiện tầm nhìn.

Bảo vệ mắt khỏi gió và bụi: Kính râm giúp bảo vệ mắt khỏi gió, bụi, và các chất gây kích ứng khác trong không khí, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Tăng cường sự thoải mái: Khi bạn không phải chống chọi với ánh sáng chói, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, giúp tăng cường sự tập trung và giảm mệt mỏi cho mắt.

Thời trang và phong cách: Ngoài chức năng bảo vệ và thoải mái, kính râm còn là một phụ kiện thời trang giúp nâng cao phong cách và tạo ấn tượng cá nhân.

Kính râm

Xem thêm: Tips Lựa Chọn Kính Râm Hoàn Hảo Cho Mùa Du Lịch Hè 2024

Kính mắt đọc sách

Kính đọc sách là một loại kính thường được sử dụng bởi những người gặp khó khăn khi nhìn gần hoặc đọc chữ in nhỏ do viễn thị, hoặc lão thị- một tình trạng xảy ra theo tuổi tác.

Cải thiện thị lực gần: Kính đọc sách giúp tăng cường khả năng nhìn rõ các chữ viết và chi tiết nhỏ ở khoảng cách gần, đặc biệt là khi đọc sách, báo, hoặc làm việc trên các thiết bị điện tử.

Giảm mỏi mắt: Việc sử dụng kính đọc sách giúp giảm căng thẳng và mỏi mắt khi phải nhìn lâu ở khoảng cách gần, làm việc trên máy tính hoặc đọc sách.

Tăng cường sự thoải mái khi đọc: Kính đọc sách giúp giảm độ căng của mắt và cải thiện sự thoải mái, giúp người dùng đọc lâu hơn mà không bị mệt mỏi.

Giúp giữ thói quen đọc sách: Đối với những người có vấn đề về thị lực khi đọc gần, kính đọc sách là công cụ hỗ trợ quan trọng để duy trì thói quen đọc sách và thưởng thức sách mà không gặp khó khăn.

Phòng ngừa các vấn đề thị lực nghiêm trọng: Kính đọc sách có thể giúp kiểm soát và làm giảm sự tiến triển của các vấn đề về thị lực liên quan đến lão hóa, như thoái hóa điểm vàng hoặc các vấn đề về thị giác gần.

Kính mắt đọc sách

Kính chặn ánh sáng xanh

Kính chắn ánh sáng xanh là một loại kính được thiết kế đặc biệt để lọc hoặc giảm thiểu lượng ánh sáng xanh có hại từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… chiếu vào mắt. Ánh sáng xanh có thể gây ra nhiều vấn đề cho mắt như mỏi mắt, khô mắt, giảm thị lực và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Giảm mỏi mắt: Ánh sáng xanh có năng lượng cao, khi tiếp xúc lâu có thể gây mỏi mắt, nhức đầu, đặc biệt khi làm việc với máy tính trong thời gian dài. Kính chắn ánh sáng xanh giúp giảm thiểu tình trạng này.

Cải thiện giấc ngủ: Ánh sáng xanh ức chế sản xuất melatonin – hormone giúp điều hòa giấc ngủ. Việc đeo kính chắn ánh sáng xanh trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Bảo vệ mắt khỏi các bệnh về mắt: Nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh có thể liên quan đến các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng. Kính chắn ánh sáng xanh có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này.

Tăng cường thị lực: Một số loại kính chắn ánh sáng xanh còn có khả năng tăng cường độ tương phản, giúp nhìn rõ hơn, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu.

Kính chặn ánh sáng xanh

Những sai lầm khi đeo kính không đúng cách 

Đeo trễ xuống mũi : Đeo kính như này khiến mắt bị ảnh hưởng, dễ bị mỏi, mệt hoặc nhìn mờ. Vì chiếc kính phải được đặt ở chỗ tương thích với mắt để hỗ trợ mắt tốt nhất có thể. Khi để kính trễ xuống khi nhìn phải ngước lên khiến mi mắt sụp xuống, mất vẻ đẹp tự nhiên. 

Đeo quá sát với mắt : Có những người khi đeo kính, thích áp sát kính vào mắt hoặc đeo kính ôm vào thái dương.  Điều đó sẽ gây ra tình trạng nhức đầu, chóng mặt và choáng. 

Đeo, tháo kính bằng một tay : Đeo kính và tháo kính bằng một tay khiến cho kính đeo không được đều, gọng kính sẽ dần bị cong vênh và giãn rộng. Từ đó gây kính hay bị tụt và ảnh hưởng đến tầm nhìn. 

Cài kính trên đầu: Rất nhiều người cài kính trên đầu nhìn cho thời trang nhưng hành động này sẽ gây mắt kính bị xước, gọng kính bị rộng và ảnh hưởng tới mắt kính bị mờ. 

Không vệ sinh kính : Có rất nhiều người đeo kính một thời gian dài không đi kiểm tra thị lực. Mắt kính bị xước, ố vàng, gọng giãn rộng, sơn bong tróc. Điều đó sẽ gây nên thị lực kém, mắt kính xước làm mắt không được nhìn rõ, không thoải mái và có thể gây ra nhược thị. Nếu mua kính không chất lượng thì việc sơn bong tróc sẽ gây ra dị ứng da và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thẩm mỹ. 

Những sai lầm khi đeo kính không đúng cách

Lười đeo kính, chỉ đeo khi làm việc: Nếu bạn bị cận, việc đeo kính giúp bạn nhìn rõ được vật ở xa hơn. Việc không đeo kính sẽ làm cho đôi mắt của bạn bắt buộc tự điều tiết và trục nhãn cầu càng dài thêm. Dẫn tới tác hại mắt nhanh lồi và dễ tăng độ cận. 

Đeo kính chung với người khác: Mắt là cơ quan dễ lây truyền bệnh, do đó, nếu bạn đeo kính của người có bệnh lý về mắt hoặc mắc virus như corona thì nguy cơ rất cao là bạn sẽ mắc bệnh.

Xem thêm: Kính Mắt Bền Đẹp: 3 Bí Quyết Sử Dụng Và Bảo Quản Đúng Cách

Đeo không đúng tần suất: Kính là vật dụng giúp mắt điều tiết tốt, đạt thị lực tối đa như bình thường. Nếu bị cận mà không đeo kính sẽ làm mắt phải điều tiết nhiều hơn, nhãn cầu phồng lên, lâu ngày mất khả năng giãn.

Đeo sai độ cận: Nếu đeo kính nặng hơn độ cận thật, mắt bạn sẽ có hiện tượng nhìn vật quay cuồng, đầu bị choáng. Nếu đeo kính nhẹ hơn độ cận, mắt phải điều tiết nhiều hơn để tập trung nhìn rõ, lâu ngày sẽ dẫn tới gia tăng độ cận.

Bên cạnh độ cận, nếu đeo kính sai PD cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, mỏi mắt, nhìn không rõ. Đeo lâu ngày còn dẫn đến bị lác. Do đó, khi cắt kính cận phải tuyệt đối chú ý đến con số này.

Những sai lầm khi đeo kính không đúng cách 

Dấu hiệu hay gặp khi đeo kính cận không đúng

  • Nhức đầu: do độ của kính sai, khoảng cách đồng tử không đúng hoặc độ quang sai của tròng kính hoặc kính chất lượng không tốt…
  • Nhìn mờ: do gọng kính quá chật, độ loạn sai trục….
  • Khó chịu về thị giác: có thể do khoảng cách hai đồng tử bị sai, độ cong đáy của kính mới khác với kích thước của kính cũ hoặc gọng kính không thích hợp (quá nặng hoặc quá nhỏ)
Dấu hiệu hay gặp khi đeo kính cận không đúng

Những điều cần lưu ý khi đeo kính cận

Khám mắt định kỳ: Việc khám mắt định kỳ giúp bác sĩ kiểm tra thị lực, đo độ khúc xạ và kê đơn kính chính xác. Nên khám mắt 6 tháng đến 1 năm một lần, đặc biệt là đối với trẻ em và người có vấn đề về mắt.

Chọn kính phù hợp: Đảm bảo kính có độ phù hợp với đơn thuốc của bác sĩ. Chọn gọng kính vừa vặn với khuôn mặt, không quá chặt hoặc quá lỏng. Lựa chọn tròng kính phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện môi trường.

Đeo kính đúng cách: Đeo kính sao cho tâm của tròng kính trùng với tâm của đồng tử. Đảm bảo kính cân bằng trên mũi và tai. Kính phải nằm thẳng trên mặt.

Vệ sinh kính thường xuyên: Trước khi vệ sinh kính, hãy rửa tay bằng xà phòng. Sử dụng dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng và khăn lau mềm, sạch. Vì có thể để lại xước trên bề mặt kính.

Bảo quản kính cẩn thận: Luôn bỏ kính vào hộp đựng khi không sử dụng. Tránh để kính bị rơi, va đập. Không để kính ở nơi có nhiệt độ cao.

Những điều cần lưu ý khi đeo kính cận

Quan tâm đến mắt kính: Một điều đáng lưu ý nhất cho các bạn khi đi cắt kính cận đó chính là phải đặc biệt quan tâm tới mắt kính. Một mắt kính tốt vừa phải đảm bảo đúng độ cận vừa phải bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Các mắt kính thương hiệu được phủ lớp tính năng giúp chống nước, chống tia UV, chống bụi, chống bám vân tay và chống ánh sáng xanh chính là lựa chọn tối ưu cho những người bị cận thị.

Tìm đến các địa chỉ khám mắt, cắt kính uy tín: Cận thị ngày càng trở nên phổ biến nên những cơ sở khám mắt, cắt kính cũng mở ra ngày càng nhiều, những không phải cơ sở nào cũng có đội ngũ có chuyên môn và trang thiết bị cũng như không gian để mọi người thử kính. Vì thế, việc lựa chọn một địa chỉ khám mắt, cắt kính tin cậy trở nên khó khăn hơn với khách hàng rất nhiều.

Tìm đến các địa chỉ khám mắt, cắt kính uy tín

Địa chỉ khám mắt uy tín

Việc tìm kiếm một địa chỉ khám mắt uy tín là vô cùng quan trọng để bảo vệ đôi mắt của bạn. Một cơ sở khám mắt uy tín sẽ sở hữu đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp. 

Tại Kính mắt Hoàng Long, bạn sẽ được chẩn đoán chính xác các vấn đề về mắt và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề cùng sự tận tình và chu đáo, Hoàng Long chắc chắn sẽ tư vấn hợp lý nhất, hỗ trợ khách hàng của mình. 

Hoàng Long không kinh doanh hàng nhái, hàng xách tay không rỏ nguồn gốc xuất xứ, tất cả kính mát hay gọng kính cận bán ra đều được nhập khẩu chính thức, dán tem barcode chống hàng giả BCA và kèm theo thẻ bảo hành chính hãng.

Khám mắt tại Kính mắt Hoàng Long

Kết luận

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những sai lầm phổ biến khi đeo kính và cách khắc phục hiệu quả. Việc chăm sóc mắt đúng cách không chỉ giúp bạn có một đôi mắt sáng khỏe mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy chia sẻ bài viết này để mọi người cùng chung tay bảo vệ đôi mắt. Hãy đặt lịch khám mắt tại Kính mắt Hoàng Long ngay hôm nay để đảm bảo đôi mắt luôn khỏe mạnh.

 

Các tin liên quan