Tin tức

Viễn thị là gì? Điểm khác biệt giữa viễn thị và lão thị?

Viễn thị, cận thị hay loạn thị đều là những bệnh lý quá quen thuộc trong đời sống hiện nay ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khác với những tật khúc xạ thường thấy như cận thị, loạn thị. Viễn thị thường ít được nhắc tới hơn ở những đối tượng ít tuổi. Bởi viễn thị hay bị nhầm lẫn với lão thị và được gắn liền với người lớn tuổi. Sự thật thì bệnh viễn thị cũng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, thậm chí là bẩm sinh. Vậy tật viễn thị là gì và sự khác biệt giữa viễn thị là gì?

Viễn thị là gì?

Bệnh viễn thị là một trong số 3 tật khúc xạ mắt thường gặp, bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 10-30% dân số thế giới.

Thông thường ở đôi mắt khỏe mạnh, giác mạc mỗi cá nhân sẽ luôn có độ cong nhất định và độ dài trục nhãn cầu phù hợp để khi ánh sáng đi vào mắt thì tiêu điểm hình ảnh sẽ xuất hiện ở vị trí đúng trên võng mạc. Từ đó tạo nên hình ảnh sắc nét, rõ ràng của vật thể. Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng chỉ cần 2 yếu tố không đúng chuẩn là độ cong giác mạc (cong quá hoặc dẹt quá) và độ dài trục nhãn cầu (quá ngắn hoặc quá dài) thì sẽ gây nên các tật khúc xạ khác nhau với các mức độ khác nhau.

Viễn thị là khi một người không thể quan sát rõ các vật ở gần. Nhưng khả năng nhìn xa lại không bị ảnh hưởng. Vì vậy khả năng tập trung của người bị viễn thị sẽ bị ảnh hưởng khá lớn. Ở những bệnh nhân viễn thị nặng còn chỉ có thể nhìn thấy sự vật ở một khoảng cách rất xa. Khi nhìn gần mắt khó điều tiết nên dễ bị nhìn mờ. Nếu tình trạng này để lâu dễ tiến triển thành nhược thị. Để nhìn rõ người bệnh phải đặt vật ra xa tầm mắt

Nguyên nhân dẫn tới viễn thị

Nguyên nhân gây nên viễn thị là do sự sai lệch ở khúc xạ mắt. Cụ thể là trục trước và trục sau của giác mạc quá ngắn. Hoặc là giác mạc bị dẹt quá mức bình thường. Sự bất thường này khiến hình ảnh không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ đằng sau võng mạc. Tật này có thể là do di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Dưới đây là 3 lý do chính khiến một người bị viễn thị:

Thói quen hay nhìn xa:

Nhìn xa thường xuyên khiến thủy tinh thể phải vận động đàn hồi quá mức. Trong thời gian dài sẽ làm giảm đi tính đàn hồi và khả năng điều tiết của thủy tinh thể;

Bẩm sinh bị ngắn trục nhãn cầu:

Nếu cha mẹ đều bị viễn thị thì khả năng cao con cũng bị viễn thị;

Lão hóa:

Tuổi tác càng cao sẽ dẫn tới sự mất đàn hồi của thủy tinh thể và là nguyên nhân gây viễn thị.

Dấu hiệu nhận biết tật viễn thị:

  • Mỏi mắt, nhìn xa dễ dàng hơn so với nhìn gần;
  • Đau thái dương, có cảm giác nặng ở trán, đôi khi bị nhức đầu;
  • Người bệnh để nhìn rõ các vật ở gần phải cố gắng điều tiết mắt. Dẫn tới sự co kéo lông mi, lông mày thậm chí là các cơ ở trán. Lâu dần tạo ra các nếp nhăn làm hình thành sắc thái của “bộ mặt viễn thị”;
  • Những đôi mắt viễn thị có chiều hướng xoay vào trong. Có những trường hợp trông giống bị lác cũng là hiện tượng của viễn thị.

Điểm khác biệt giữa lão thị và viễn thị là gì?

Vì triệu chứng của lão thị và viễn thị khá tương đồng nhau nên lão thị và viễn thị dễ khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Trên thực tế lão thị là do sự suy giảm điều tiết mắt gây nên. Bệnh phát triển chủ yếu ở người cao tuổi tương tự như hiện tượng nếp nhăn và tóc bạc xảy ra khi chúng ta về già, trong khi đó viễn thị có thể gặp ở cả người trẻ. Lão thị khiến người bệnh suy giảm rõ rệt khả năng tập trung quan sát vật thể nên cần điều tiết mắt khi vật ở gần, nhưng khi đồ vật ở xa thì không cần điều tiết mắt như viễn thị.

Sự giống nhau giữa viễn thị và lão thị đó là nhìn gần thì khó nhưng lại rất dễ dàng trong việc nhìn xa. Cách điều trị hiệu quả là đều có thể đeo kính thuốc hoặc phẫu thuật.

Các tin liên quan