Tin tức

Nguyên nhân khi chọn tròng chiết suất cao nhưng kính vẫn dày

Contents

Chiết suất tròng kính là một thuật ngữ khá quen thuộc khi nhắc đến kính thuốc. Đây là chỉ số đặc trưng cho khả năng bẻ cong ánh sáng khúc xạ của tròng kính. Vật liệu sản xuất tròng kính có chiết suất càng cao sẽ bẻ cong ánh sáng càng nhiều. Chọn vật liệu có chiết suất cao sẽ giúp cho tròng kính trở nên mỏng hơn. Đồng thời, vẫn đảm bảo được độ khúc xạ như tròng làm từ vật liệu có chiết suất thấp.
Với những người có độ số tật khúc xạ cao, thường kính sẽ rất dầy. Bởi thế họ thường được bác sĩ khuyên dùng kính có chiết suất cao để làm giảm độ dầy của kính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù sử dụng tròng chiết suất cao, kính vẫn dày.Vậy nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng Hoàng Long điểm mặt những nguyên nhân đó trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khi chọn tròng kính chiết suất cao mà kính vẫn dầy

Thứ nhất, do chọn gọng kính có kích thước lớn

Theo sở thích và theo xu hướng hiện nay. Nhiều khách hàng rất yêu thích gọng kính có độ phủ lớn. Hoặc lựa chọn gọng kính có khung vuông hoặc chữ nhật. Và cũng có một số khách hàng có khuôn mặt to và cần chọn gọng kính có kích thước lớn. Trong khi đó, tròng kính cận lại có cấu tạo mỏng ở giữa và dầy dần hướng ra xung quanh. Bởi vậy, nếu để bao phủ đủ gọng kính có kích thước lớn. Buộc phải sử dụng phần dầy nhiều hơn. Do đó, dù sử dụng tròng chiết suất cao thì kính cũng không giảm được độ dầy quá nhiều.

Thứ hai, do đơn kính có thêm độ loạn cao

Dễ dàng nhận thấy độ cận càng cao thì mắt kính càng dày nặng. Với những người cận kèm loạn thị, độ cận loạn càng cao, tròng kính càng dày. Do đó, kính cận loạn sẽ dầy hơn so với kính cận, kính loạn thông thường. Như vậy, với những đơn kính kèm loạn thị, mà lại loạn thị độ số cao. Kính vẫn sẽ dầy dù chiết suất kính cao.

Thứ ba, do khoảng cách đồng tử quá lớn

Với những người có khoảng cách giữa hai mắt lớn. Họ sẽ phải sử dụng kính có kích thước lớn để có phần mắt kính trùng khớp với mắt họ. Điều này buộc bạn phải chọn kính kích thước lớn. Do đó lại quay về lý do đầu tiên khiến cho kính dầy dù bạn bỏ ra số tiền lớn hơn để mua kính chiết suất cao.

Với những đơn kính mà khoảng cách đồng tử nhỏ hơn số đo trung bình. Tức là dạng hai mắt gần nhau là phù hợp nhất để kính chiết suất cao phát huy hết hiệu quả. Với những người có đặc điểm như: Khuôn mặt nhỏ đeo gọng nhỏ, PD trung bình, đeo gọng nhựa thì đảm bảo với số độ và chiếc kính cũ dày cộp sau khi chọn tròng chiết suất 1.67 hoặc tròng kính chiết suất 1.74 sẽ mỏng và đẹp hơn rất nhiều.

Các tiêu chí quan trọng để kính mỏng hơn khi có độ cao

Khi lựa chọn gọng kính và tròng kính bạn cần lưu ý các vấn đề sau để tối ưu nhất và tròng mỏng đi rõ rệt:

Chọn gọng kính thế nào?

Khi bạn có số độ từ 4 trở đi, tròng kính bắt đầu dày hơn mà trông mất thẩm mỹ ở phần cạnh ngoài của kính. Vì tròng kính cận( thấu kính phân kỳ) có đặc điểm hình tròn, dày ở ngoài và mỏng vào phía giữa. Vì vậy hãy ưu tiên chọn những chiếc gọng kính có đặc điểm sau:
Gọng có viền nhựa, vì gọng kính nhựa dày có thể che bớt phần viền tròng kính.
Gọng kính kích thước nhỏ nhất có thể, ưu tiên nhỏ nhất nhưng vẫn tương đối phù hợp với gương mặt của bạn.
Chọn gọng kính có kiểu dáng gọng kính tròn, gọng kính oval. Để tối ưu nhất bạn nên chọn form kính này, vì nó tương tự hình dáng của miếng tròng kính, và tránh kiểu gọng kính phi công (gọng kính aviator), gọng kính vuông to, gọng kính đa giác
Nếu không tin, bạn có thể sở hữu 2 chiếc kính với 2 kiểu khác nhau: Ví dụ 1 kính kiểu vuông to và 1 kính kiểu tròn nhỏ với cùng một loại tròng kính cùng chiết suất cao 1.74. Bạn sẽ nhận ra ngay kính nào mỏng hơn.

Chọn tròng kính mỏng thế nào?

Thông thường tròng kính có chiết suất phổ biến nhất và mang tính thẩm mỹ với từng cá nhân khách hàng có số độ khác nhau.
Độ cận từ 3-4diop, có thể dùng tròng kính mỏng 1.61
Độ cận từ 4-6 diop có thể dùng tròng kính mỏng vừa 1.67
Độ cận từ 5 diop trở lên, được khuyên dùng tròng kính siêu mỏng 1.74
Trên đây là độ tham khảo, nhưng còn một thông số quan trọng khác, đó là chiết suất đi đôi với phi tròng kính(đường kính tròng kính), điều này là khác nhau ở từng hãng và giá thành.
Ví dụ: Tròng kính 1.67 của thương hiệu Essilor sẽ mỏng hơn chiết suất 1.67 của thương hiệu Chemilens. Và thông số phi tròng kính thường được ghi ở vỏ bao tròng, vậy nên giá của tròng Essilor luôn cao hơn các thương hiệu khác.

Các tin liên quan