Tin tức

Khi nào được coi là bị bệnh viễn thị? Giải pháp cho bệnh viễn thị

Khi nào được coi là bị bệnh viễn thị?

Viễn thị là tình trạng bệnh lý có biểu hiện rất đặc trưng. Người bệnh nhìn mờ những vật ở ngay gần như đọc sách, nhìn các chi tiết trên đồ vật,… Nhưng lại có thể nhìn rõ nét những sự vật ở khoảng cách xa. Mỗi người bệnh sẽ có thể gặp phải những triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những triệu chứng tiêu biểu, thường gặp nhất của tình trạng viễn thị:
– Thường phải nheo mắt khi làm việc, đọc chữ ở khoảng cách gần. Nhưng họ vẫn có thể nhìn xa rất tốt.
– Hay có cảm giác nhức mỏi mắt khi tập trung nhìn vật ở gần.
– Đau nhức vùng hốc mắt, thậm chí có thể phát triển thành đau đầu.
– Ở một số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng lòng đen quay vào trong, lé trong.

Mức độ nguy hiểm của viễn thị khi không được điều trị

Trong trường hợp để lâu không điều trị viễn thị. Thì sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng lớn. Cản trở các hoạt động học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Do tầm nhìn bị hạn chế nên mắt luôn cảm thấy khó chịu. Dẫn tới mất cảm giác thú vị khi quan sát cảnh vật và thiếu đi sự an toàn khi di chuyển.

Đối với trẻ em, viễn thị tác động nghiêm trọng tới khả năng học tập. Do tình trạng này làm giảm độ tập trung của người bệnh. Nên khi cần học bài trẻ luôn phải căng mắt hay nheo mắt hết cỡ mới có thể nhìn được. Việc này rất dễ khiến trẻ nhức đầu và mỏi mắt. Nếu không điều trị sớm nguy cơ bị nhược thị rất cao.

Giải pháp cho người bị bệnh viễn thị

Đeo kính thuốc viễn thị

Đeo kính thuốc sẽ giúp điều trị tật viễn thị. Vì kính có tác dụng thay đổi điểm hội tụ của hình ảnh trên giác mạc. Người bệnh có thể sử dụng kính gọng mắt hoặc kính áp tròng. Người bệnh không nhất thiết phải đeo thường xuyên. Mà có thể dùng khi làm việc hoặc muốn nhìn đồ vật ở khoảng cách gần.

Một số lưu ý khi người bệnh lựa chọn kính:

Nên chọn những loại tròng mà phi cầu có độ chiết suất cao. Được phủ lớp chống lóa và phản chiếu nhiều ánh sáng. Đối với những người viễn thị nặng nên dùng loại tròng này vì chúng thường mỏng. Hơn nữa lại gọn nhẹ hơn so với loại thông thường. Điều này không những giúp làm dịu mắt mà còn nâng cao tính thẩm mỹ khi sử dụng;

Trẻ bị viễn thị thì nên chọn tròng kính được chế tác bằng chất liệu polycarbonate. Polycarbonate có tính chất nhẹ và chịu được lực va đập tốt. Điểm đặc biệt của loại tròng này là tính quang học khi ra nắng sẽ chuyển thành màu thẫm. Khá an toàn cho trẻ và người hoạt động nhiều ở ngoài trời.

Bệnh nhân viễn thị cần áp dụng chế độ luyện mắt để giảm độ viễn:

Trẻ viễn thị nên được khuyến khích vận dụng các hoạt động về thị giác. Như tô màu, vẽ tranh, tập các bài tập nhìn gần nhằm giúp thủy tinh thể tăng độ khúc xạ;Nếu trẻ đã bị nhược thị thì thêm các hoạt động như tập nhìn bằng mắt bị nhược thị (bịt bên mắt lành lại), hay luyện tập trên loại máy kích thích hoàng điểm;Nếu bị lác mắt cần điều trị và kiểm tra. Theo dõi mắt định kỳ 6 tháng/lần để điều chỉnh độ kính cho phù hợp với tình trạng mắt hiện tại của bệnh nhân.

Phẫu thuật viễn thị

Phẫu thuật viễn thị là dùng tia laser để tác động vào giác mạc. Làm mỏng giác mạc giúp thay đổi độ cong giác mạc. Do đó điều kiện để phẫu thuật mắt là giác mạc phải có độ dày vừa đủ. Giác mạc có hình dạng bình thường và mắt có độ viễn ổn định. Hai phương pháp phẫu thuật viễn thị được dùng hiện nay đó là Lasik và PRK.

Thay đổi lối sống sinh hoạt cho bệnh nhân


Cần sinh hoạt, học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng. Tránh làm việc trong môi trường quá tối và môi trường quá chói. Hạn chế sử dụng máy tính và điện thoại quá lâu. Nên để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc trước mắt tính, điện thoại. Có thể massage mắt khi nghỉ ngơi. Sau 30 phút làm việc nên nhìn ra xa 4-5 phút để luyện điều tiết cho mắt. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo cho mắt nếu mắt quá khô, mỏi mắt. Tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, vitamin E…

Các tin liên quan