Tin tức

Có nên sử dụng kính áp tròng thay thế hoàn toàn kính cận hay không?

Cận thị là một trong những tật khúc xạ về mắt khá phổ biến. Người mắc tật cận thị thường phải đeo kính để thấy rõ hơn. Bên cạnh đó người cận thị cũng có thể sử dụng kính áp tròng để thay thế cho kính cận. Để so sánh giữa kính cận và kính áp tròng thì ngày nay những bạn trẻ có xu hướng thích đeo kính áp tròng hơn là kính cận thông thường. Bởi kính áp tròng mang lại sự thẩm mỹ và sự tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, có nên sử dụng kính áp tròng thay thế hoàn toàn kính cận hay không? Bạn sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Kính áp tròng là gì?

Kính áp tròng (còn được gọi là lens, kính tiếp xúc) là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo. Có độ cong phù hợp với giác mạc và không cần gọng đỡ. Kính được làm từ chất liệu tổng hợp, đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của mắt.

Khi bám sát vào giác mạc, sẽ có một lớp nước mỏng ngăn cách giữa bề mặt giác mạc với kính áp tròng, giúp kính có thể di chuyển theo chuyển động của mắt. Lớp nước này sẽ được thay mới liên tục bởi nước mắt, làm giảm nguy cơ bám đọng vi khuẩn. Đồng thời, lớp nước nằm giữa giác mạc và kính áp tròng còn giúp bôi trơn và giảm trầy xước giác mạc.

Công dụng của kính áp tròng

Kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị,… Có nhiều loại kính áp tròng với công dụng, màu sắc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Việc sử dụng kính áp tròng mang lại tính thẩm mỹ cao, giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn, nhìn bao quát không gian xung quanh và không có cảm giác nhìn mờ, nhòe do các yếu tố khách quan.

Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng kính áp tròng

Ưu điểm

Ngoài công dụng chỉnh tật khúc xạ, kính áp tròng còn có tác dụng làm tăng tính thẩm mỹ. Tạo cảm giác thoải mái, tự tin trong giao tiếp cho người sử dụng;
+ Tiện lợi: Kính áp tròng gọn, nhẹ, dễ sử dụng, không có gọng nên thích hợp với người chơi thể thao hoặc làm những công việc đòi hỏi các hoạt động mạnh. Đồng thời, kính áp tròng không bị nhòe đi khi đi mưa như kính gọng cổ điển;
+Giúp tầm nhìn rộng hơn: Không giống kính gọng cổ điển bị giới hạn bởi gọng kính, kính áp tròng có thể di chuyển theo chuyển động của mắt, giúp người đeo dễ dàng quan sát xung quanh;
+ Bảo vệ mắt: Hầu hết các loại kính áp tròng hiện nay đều có 1 lớp chống lại tác hại của tia cực tím, giúp bảo vệ mắt.

Hạn chế

+ Nếu đeo kính không đúng cách có thể khiến giác mạc bị trầy xước, viêm loét hoặc nhiễm trùng.

+ Một bệnh lý thường gặp khi đeo kính áp tròng là bệnh biểu mô. Xảy ra do lớp tế bào ngoài cùng giác mạc bị tổn thương vì tiếp xúc với kính áp tròng;

+ Kính khó đeo, đặc biệt là với những người lần đầu tiên sử dụng;

Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng

Đối với mắt cận nói riêng mà mắt có thị lực bình thường nói chung, bạn không nên đeo kính áp tròng trong thời gian quá lâu. Bạn hãy đeo từ khoảng 6 đến 8 tiếng rồi tháo ra để cho mắt nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng, sau đó mới đeo lại. Tuyệt đối không nên đeo kính áp tròng đi ngủ.

Đừng quá lạm dụng kính áp tròng như một phụ kiện thời trang không thể thiếu. Nếu cảm thấy cộm hay đỏ mắt, bạn nên dừng đeo và ngưng trong một thời gian đợi cho đến khi mắt hoàn toàn hồi phục để tránh làm mắt bị tổn thương.Trong khoảng thời gian đeo kính áp tròng, cứ 1 tiếng thì bạn nên dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng dành cho người đeo lens để nhỏ mắt 1 lần để tránh làm mắt bị khô, đỏ hay kích ứng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu kính áp tròng cải thiện được việc bổ sung oxy cho mắt trong khi đeo kính nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên sử dụng sản phẩm này với thời lượng hợp lý để đảm bảo an toàn cho mắt và hạn chế các tác nhân gây hại.

Có nên sử dụng kính áp tròng thay thế hoàn toàn kính cận hay không?

Kính áp tròng khắc phục được khá nhiều phiền toái cho người phải đeo kính cận. Tuy nhiên đây là những tác hại khi đeo kính áp tròng trong thời gian dài:

Giảm sức đề kháng của mắt:

Kính áp tròng làm giảm mối liên hệ của giác mạc với không khí. Mắt cũng giống như cơ thể con người, cũng cần được cung cấp oxy. Nếu sự tiếp xúc giữa mắt và không khí bị cản trở sẽ dẫn tới thiếu oxy, làm mỏi mắt và giảm sức đề kháng của mắt. Nếu đeo kính áp tròng liên tục, tình trạng thiếu oxi còn có thể khiến mắt của bạn:
– Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
– Đỏ mắt; chảy nước mắt;
– Các mạch máu xung quanh mắt căng lên quá mức;
– Nổi nhọt trong mắt;
– Mắt bị kích ứng.

Giảm cảm giác giác mạc

Kính áp tròng màu có ống kính gắn liền với mắt về lâu dài sẽ dẫn đến tê liệt dây thần kinh. Kết quả là các cảm giác ở giác mạc giảm, nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng loét giác mạc.

Như vậy dù kính áp tròng rất tiện lợi, tuy nhiên tác hại đem tới khi sử dụng lâu dài là rất lớn. Việc sử dụng kính áp tròng để thay thế kính cận hoàn toàn là không nên bạn nhé!

Các tin liên quan